Giới thiệu nguyên lý và phương pháp thu hoạch cao su dùng khí Ethylene.

GIỚI THIỆU NGUYÊN LÝ & PHƯƠNG PHÁP LẤY MỦ BẰNG KHÍ ETHYLENE

Mình xin giới thiệu sơ lược với các bạn phương pháp thu hoạch cao su dùng khí Ethylene.

Phương pháp dùng khí Ethylene được giới thiệu trong ngành công nghiệp cao su từ những năm đầu 1990, và được áp dụng rộng rãi vì hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí. Phương pháp này dựa vào cách ứng chế sự đông mủ vết thương ở bề mặt vết cắt. Nó giúp kéo dài thời gian chảy mủ và tăng sản lượng cao su thu hoạch. Ngoài ra nó còn kết hợp với cách khoan lấy mủ, giúp người lấy mủ có thể làm việc vào ban ngày, đơn giản hóa lao động, không cần bất cứ kinh nghiệm nào, tận dụng được mọi lao động nhàn rỗi trong cộng đồng.

Từ đầu những năm 2000, các nông trường Việt Nam bắt đầu chuyển giao công nghệ RF (RIMFLOW) và GT (GAS TECH) từ Malaysia. Tuy nhiên với chi phí đầu tư cao, cộng với lấy mủ quá nhiều bằng cạo 1/2S hoặc 1/8S, không theo lộ trình, đã khiến nhiều cây kiệt mủ. Vì thế đến nay nông trường chỉ dùng phương pháp này để kích thích mủ dành cho cây thanh lý.

 

 

Nguyên lý và Phương pháp :

Điểm chính yếu của phương pháp này là hấp thụ khí Ethylene vào cây thông qua ống tiêm cắm vào lớp da cây. Sau đó có thể kết hợp nhiều phương pháp lấy mủ như: khoan lỗ lấy mủ từ ống nhựa theo  nhịp độ 1 ngày lấy 2 ngày nghĩ, hoặc theo cách cạo truyền thống với vết cạo nhỏ  từ 5cm đến 10cm (1/4S đến 1/8S) theo nhịp độ cạo D3, D4. Sau khi tiêm khí, cây sẽ cho mủ liên tục 9 ngày, cho số lượng mủ lớn, giúp giảm công đi thu mủ.

Ngoài ra nếu dùng cách thu mủ  bằng ống và có máng che chén thì sẽ thu hoạch liên tục trong mùa mưa, ở mọi điều kiện thời tiết, giảm chi phí che chắn, giữ năng suất lao động công nhân (trời mưa vẫn đi thu hoạch mủ và tiêm khí vào bình chứa).

Phương pháp lấy mủ này kết hợp với liệu trình lấy mủ hợp lý giúp cây giữ được lớp da cây, cây sinh trưởng tốt, ít bệnh và năng suất mủ tăng, kéo dài thời gian khai thác hơn cách truyền thống nhiều năm, gia tăng tuổi thọ cây cao su từ 50-60 năm.

Quá trình phát triển của phương pháp khích thích khí ethylene và khoan lấy mủ:

Như chúng ta đã biết, con người đã biết khai thác mủ cao su và ứng dụng vào cuộc sống từ hàng trăm năm trước. Trong quá trình khai thác mủ, dựa vào kinh nghiệm kết hợp tìm tòi khám phá mà chúng ta đã có những bước tiến trong việc cải thiện chất lượng và số lượng mủ, theo trình tự thời gian như sau:

– Năm 1912:  Camerun phát hiện ra rằng hỗn hợp dưa chuột và đất sét giúp tăng sản lượng cao su.

– Năm 1951:  Tixier phát hiện ra rằng vàng hoặc CuSo4 chôn cạnh gốc, làm tăng sản lượng cao su trong 3 tháng,  và GW Chapman thấy rằng dầu cọ pha trộn 2,4-D quét miệng sẽ làm tăng sản lượng mủ.  

– Năm 1961:  nhận thấy rằng Ethylene Oxide giúp gia tăng lượng mủ.

– Năm 1964:  nhà khoa học Nga đã tạo được Ethephon từ Ethane, và nó có thể làm tăng lượng mủ. 

– Công ty Union Carbide năm 1965 Sản xuất Ethephon với mục đích thương mại, còn gọi là Ethrel. 

– Năm 1968,  Bonner thử nghiệm lớp phủ nhựa. Với sự có mặt của khí ethylene, sản lượng mủ đã tăng đáng kể. 

– 1994: Các phương pháp bơm trực tiếp khí Ethylen vào cây đã được thử nghiệm ở nhiều nơi.

– Và được áp dụng từ năm 2000, thí điểm nhiều ở Malaysia, tại Thái Lan từ năm 2012 và ứng dụng rộng rãi cho đến nay.

 Năm 2008, các nông trường tại Việt Nam bắt đầu chuyển giao công nghệ từ Malaysia, và đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên thời điểm này giá thành sản phẩm khá cao, chi phí chuyển giao lớn nên không áp dụng vào đại trà. Sau đâu là kết quả thực nghiệm phương pháp tiêm ethylene do Phạm Thị Xét nghiên cứu ứng dụng:

 

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu“ Nghiên cứu ứng dụng kích thích mủ bằng khí gas Ethylen (RRIMFLOW, GASTECH) nhằm tăng sản lượng mủ trên giống GT1 ở vùng đất xám của nông trường cao su An Lập thuộc Cty cao su Dầu Tiếng”.

Hội đồng hướng dẫn:

Thạc sĩ: Trần Văn Lợt

Thí nghiệm được tiến hành tại tổ 10, lô 66 và lô 38 của nông trường An Lập thuộc Cty Cao Su Dầu Tiếng. Mục tiêu thí nghiệm đánh giá khả năng đáp ứng kích thích bằng khí gas Ethylene (GT và RF) với nhịp độ bơm khí cách 10 ngày bơm khí một lần (d/10) và thuốc kích thích Ethephone 2,5 %, trên dòng vô tính GT1, tuổi cạo thứ 14. Thời gian thực hiện từ ngày 1/9/2009 – 30/12/2009. Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ (RCBD) với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.

Nghiệm thức I: 1/2S↓ + 1/4S↑ d/3 ET 2,5%.Pa (4Y) (đối chứng)

Nghiệm thức II: 1/2S↓ + 1/4S↑ d/3 GT (d/10)

Nghiệm thức III: 1/2S↓ + 1/4S↑ d/3 RF (d/10)

Thí nghiệm được tiến hành quan trắc từ tháng 09/2009 đến tháng 12/2009 với các chỉ tiêu theo dõi: năng suất, DRC, khô miệng cạo, hao dăm, lượng toán hiệu quả kinh tế

Qua thời gian theo dõi thí nghiệm (từ ngày 1/9/2009 – 30/12/2009) chúng tôi thu được một số kết quả sau:

Về sản lượng

Nghiệm thức II có sản lượng g/c/c trung bình là 56,75 g/c/c và sản lượng cộng dồn 4 tháng là 756 kg/ha/4 tháng, cao hơn 8,57% so với nghiệm thức I (530 kg/ha/4 tháng).

Nghiệm thức III có sản lượng g/c/c trung bình cao nhất là 75,05 g/c/c và sản lượng cộng dồn 4 tháng là 920 kg/ha/4 tháng, cao hơn 43,58% so với nghiệm thức I (530 kg/ha/4 tháng).

Các chế độ cạo có áp dụng công nghệ RF và GT có tỷ lệ mủ tạp cao hơn so với đối chứng (vì thời gian chảy mủ có kích thích RF và GT kéo dài trong nhiều giờ)

Hàm lượng DRC

Hàm lượng cao su khô (DRC%) của tất cả các nghiệm thức áp dụng RF và GT đều thấp hơn đối chứng, giảm dần từ NT II, NT III

Hao dăm

Hao dăm phải cạo đúng yêu cầu kỹ thuật thì mới cho sản lượng mủ cao. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy các chế độ cạo áp dụng RF và GT có độ hao dăm xấp xỉ với chế độ cạo đối chứng và không vượt quá quy định của công ty.

Khô miệng cạo

Vì thời gian theo dõi thí nghiệm ngắn nên chưa thấy xuất hiện khô miệng cạo nhiều.

Hàm lượng chất khô (TSC)

Hàm lượng chất khô tổng số TSC trong mủ chứa hơn 90% cao su. Cho thấy sau kích thích hàm lượng TSC các nghiệm thức giảm thấp hơn so với trước kích thích.

Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế

Chế độ cạo 1/2S↓ + 1/4S↑ d/3 GT (d/10) có hiệu quả kinh tế vượt đối chứng 45,8% (lời so với nghiệm thức đối chứng 19.879,540 đồng)

Chế độ cạo 1/2S↓ + 1/4S↑ d/3 GT (d/10) có hiệu quả kinh tế vượt đối chứng 45,8% (lời so với nghiệm thức đối chứng 19.879,540 đồng)

Từ những kết quả ghi nhận được cho thấy việc áp dụng công nghệ RF và GT trên miệng cạo úp dòng vô tính GT1 đáp ứng năng suất tốt, kéo dài thời gian khai thác, tăng lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh tế cao và cần tiếp tục theo dõi trong một thời gian dài để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất về hiệu quả của công nghệ khai thác RRIMFLOW và GASTECH.

Sau đây là các bài báo giới thiệu thành quả nghiên cứu của phương pháp cạo mủ bằng khí Ethylene tại Malaysia: 

Hơn 20 năm trước từ Malaysia, Tiến sĩ Sivaratana, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triễn cao su Malaysia, hay RRIM (nay là Viện nghiên cứu cao su của Malaysia),đã thử nghiệm và áp dụng thành công cho cây 15 tuổi, giúp cây cho mủ nhiều hơn.

Ông Phanat Prakarn, chuyên gia kỹ thuật Trung tâm Nghiên cứu Cao su Surat Thani công bố: công nghệ này là nhằm gia tăng hocmon ethylene trong cấu trúc cây cao su  bằng cách lắp đặt thiết bị bổ xung khí với cây cao su từ 15 tuổi trở lên.

Sau khi lắp đặt, ethylene được bơm vào túi khí theo đường ống thông qua van với liều lượng 0.02g / cây (tương đương với 20ml khí), sau đó hormone ethylene sẽ chạy qua nắp ốp và thấm vào lớp vỏ cao su. Mỗi lần bơm sẽ giúp cây tăng nội tiết tố ethylene từ 7 đến 10 ngày, và sẽ lấy mủ tầm 3 ngày (mỗi lần lấy cách nhau 2 ngày)  

Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các khu vực nguy hiểm, đặc biệt ở ba tỉnh biên giới phía Nam.

                       Trồng cao su sử dụng công nghệ này, ngoài việc tăng sản lượng còn giúp cho cây cao su ít bị tổn thương nhất. Bởi vì vết ngắn chỉ 4 inch (bình thường 8-12 inch) với cách cạo và chỉ 1 lỗ nhỏ với cách khoan đút ống.  Vì vậy vòng đời của cây kéo dài từ 50 đến 60 năm (tuy nhiên từ năm thứ 25 nên giảm sản lượng mủ lại). Và phương pháp khoan (hay đâm) phải theo mặt cắt của mạch mủ cao su (45 độ).

                         Đối với Thái Lan, công nghệ này đã được thử nghiệm từ 11 năm trước. Lần thử nghiệm đầu tiên tại Chang Klang, Nakhon Si Thammarat. Chính phủ đã hỗ trợ ngân sách cho quỹ trồng cao su trong năm 2009 để đào tạo và chứng minh việc sử dụng công nghệ này tại ba tỉnh biên giới phía Nam. Giảm rủi ro trong các khu vực nguy hiểm. Công nghệ này có thể khoăn hay cắt cao su vào ban ngày, 1 ngày khoan cắt và 2 ngày nghĩ.

                         Tiến sĩ Sivarat Kumaran, Cựu Giám đốc viện nghiên cứu của Malaysia cho biết: công nghệ này được thử nghiệm lần đầu ở cao su 20 tuổi và sau đó được sử dụng trên cao su 15 tuổi,  gần đây đã áp dụng cho  cây 12 tuổi.  Và phương pháp này đã giải quyết được tình trạng khan hiếm lao động ỏ Malaysia. Sau khi ông thành công trong việc phát triển các công nghệ mới này tại viện nghiên cứu cao su Malaysia, và chứng minh nó hoàn toàn vô hại với cây cao su, ông đã từ chức để làm kinh doanh về thiết bị cạo mủ bằng ga ethylene.

                         Kết quả thử nghiệm của  đồn điền cao su trên 70 ha, ban đầu trung bình cây cho mủ 400 ml  và sau khi thử nghiệm 9 tháng , sản lượng đạt 1.000 ml trên 1 cây, với thời gian khai thác từ 4 giờ chiều trở đi. Tính trung bình  1.000 cây cao su cho năng suất một tấn mủ mỗi ngày và đồng thời công lao động được cắt giảm đáng kể.

 Công nghệ Hormon là công nghệ nghiên cứu và phát triển của Trung tâm nghiên cứu cao su Malaysia,  còn được gọi là  Viện Nghiên cứu Cao su của Malaysia (RRIM)  hoặc MRB  của Tiến sĩ Sivarat Kumaran, đã trải qua hơn 10 năm trong các thử nghiệm thực nghiệm đảm bảo tăng năng suất của cây cao su, bên cạnh đó nó không gây hại mà còn giúp cây tăng tuổi thọ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LIÊN HỆ TƯ VẤN

viVietnamese
All in one
LIÊN HỆ
Scroll to Top