Giới thiệu phương pháp

“Ethylene” là một hormone thực vật có trong cao su, nó đóng vai trò phát triễn bộ  rễ , tham gia vào sự vận hành tuyến mủ, kích thích quá trình tạo mủ và làm cho mủ chậm đông giúp cho mủ chảy dai hơn. Vì vậy dựa vào đặc tính này, các nhà khoa học đã sáng tạo ra nhiều cách bổ xung ethylene vào thân cây, trong đó cách phổ biến nhất là dùng thuốc bôi miệng cạo (ethephon ngấm vào cây sẽ giải phóng ra ethylene) mà bà con hay sử dụng. Ở Việt Nam, Ethephon có nhiều tên thương mại như: Adephone 2.5Paste, Callel 2.5Paste, Forgrow 2.5Paste, Sagolatex 2.5PA…

Tuy nhiên cách bôi miệng cạo 1/2S có nhiều hạn chế như: tạo ra axit và các chất gây ảnh hưởng cây, khiến cây dễ bị bênh thối miệng, thoái hóa tuyến mủ, khô cây khi gặp mưa hay ẩm ướt. Tham khảo link 

Cách đây 20 năm, Malaysia đã ứng dụng bơm khí Ethylene vào thân cây để làm chậm quá trình đông mủ, giúp mủ ra nhiều hơn. Các nông trường VN đã thí điểm và áp dụng công nghệ này (GAS TECH, RRIMFLOW) từ năm 2008, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp cũ còn nhiều bất cập và giá vật tư cao nên về sau khi giá mủ giảm không còn áp dụng rộng rãi. Về khối tư nhân áp dụng khá thành công, nổi bật nhất là Hoàng Anh Gia Lai từ năm 2012 đã áp dụng phương pháp RRIMFLOW cạo miệng nhỏ để khai thác hàng ngàn hecta bên Lào, nhằm tiết kiệm công lao động 2 3 lần, nhằm giải quyết tình trạng thiếu thụt nhân lực cạo mủ.  Tham khảo link.

8 năm gần đây, phương pháp khoan lấy mủ bắt đầu phát triển tại Thái Lan. Hàng loạt dụng cụ áp khí với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi ra đời, kết hợp với dùng ống nhựa đường kính lỗ từ 2 – 6 mm giúp mủ chảy trong thời gian dài. Chính phủ Thái đã tài trợ cho các dự án nghiên cứu, và đã chứng minh được rằng phương pháp áp khí kích thích ethylene 99% cho 2 cách lấy mủ là khoan (hoặc chọt ) chảy ống nhỏ giọt và cạo 1/6S theo D3 cho kết quả tốt nhất trong tất cả các phương pháp lấy mủ từ trước đến nay, kể cả cạo   truyền thống D2. Và không ảnh hưởng đến sự phát triễn của cây cao su.

Nhờ mủ chảy ra rất chậm trong thời gian dài, và dừng chảy trong khoảng thời gian cụ thể mà cây không những không bị ảnh hưởng mà còn phát triễn tốt hơn, không bị mất da, và cho gỗ tốt sau này, chậm rụng lá hơn so với cạo truyền thống, ra lá nhanh hơn, kéo dài thời gian khai thác hơn 40 năm với năng suất vượt trội hơn. Ngoài ra nhờ thời gian lấy mủ dài, người nông dân có thể khoan, chọt  hay cạo miệng nhỏ 1/6S đến 1/8S, lấy mủ vào buổi chiều hay sáng sớm, và sáng hay trưa đi trút mủ, công việc đơn giản và nhẹ nhàng hơn, không cần làm vào ban đêm. Với việc kết hợp váy che mưa nilon hoặc nắp che mưa, cùng với việc lấy mủ tăng theo định mức (trung bình 20-100% tùy tuổi cây) theo D3-D5 sẽ giúp gia tăng sản lượng mủ giúp bà con nông dân tăng lợi nhuận. Đặc biệt phương pháp này có thể lấy mủ lâu dài trên cây khô miệng và phục hồi năng suất mủ trên vườn cây sản lượng kém do mủ đông nhanh.

Bộ áp khí túi nhún lỗ to khoan lấy mủ bằng khí ethylene
Túi nhún lỗ to khoan lấy mủ
Bộ áp khí túi nhún lỗ to nắp chóp inox thon cao 304
Bộ áp khí túi nhún lỗ to nắp chóp inox thon cao 304
Bộ áp khí túi nhôm 50ml nắp chóp lỗ vừa lấy mủ lâu dài
Bộ áp khí túi nhôm 50ml nắp chóp lỗ vừa lấy mủ lâu dài
Bộ túi nhôm 200ml nắp chóp lỗ xả van 1 chiều dành cho cây thanh lý
Bộ túi nhôm 200ml nắp chóp lỗ xả van 1 chiều dành cho cây thanh lý

Sau một thời gian học hỏi, công ty Vườn Xanh Tốt đã sản xuất bộ áp khí tại VN, với vòng khoen bằng inox có độ dày gấp đôi vòng khoen sắt mạ thiếc của Thái Lan. Từ đó giúp tăng thời gian sử dụng với giá thành chỉ còn bằng 1/3 hàng Thái Lan. Ngoài ra Vườn Xanh Tốt còn chế tạo và cung cấp công cụ bơm tùy chỉnh được định mức, giúp bơm lượng khí chính xác với thao tác đơn giản, nhanh gọn, giúp tiết kiệm được chi phí khí, và cho lượng mủ ổn định, giúp việc lấy mủ theo định mức an toàn, không những không ảnh hưởng đến cây, mà còn làm cây phát triễn tốt hơn cùng với chế độ phân bón hợp lý. Đặc biệt tránh được trường hợp cây lờn khí gây tốn kém khí và không tốt cho cây.

Vườn Xanh Tốt là đơn vị đầu tiên phát triển và triển khai các dòng túi không đẩy khí trên thị trường. Những dòng túi không đẩy đa dạng với lượng khí từ 45ml-90ml phù hợp với mọi đối tượng vườn cây. Với tính năng đặc trưng “không đẩy khí mà để cây trao đổi lượng khí phù hợp”, dòng túi không đẩy sau 3 năm thử nghiệm đã mang lại kết quả rất tốt, lượng mủ đều, giữ độ ổn định, ít chênh lệch giữa các lần lấy và dễ điều tiết mủ. Tránh tối đa hiện tượng rộp da và suy tuyến mủ, giúp vườn cây khai thác lâu dài.

Ngoài ra sau 5 năm phát triển, nghiên cứu và thống kê, Vườn Xanh Tốt đã công bố bộ video hướng dẫn chi tiết phương pháp áp khí khoan và cạo miệng nhỏ dành cho các đối tượng cây, giúp mọi người có thể tiếp cận được cách làm đúng phương pháp, để mang lại hiệu quả lâu dài.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu phương pháp có thể đến văn phòng Vườn Xanh Tốt tại Trung Tâm Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Bình Phước, tại thành phố Đồng Xoài:

Bộ video hướng dẫn phương pháp áp khí khoan và cạo miệng nhỏ khai thác mủ cao su của Vườn Xanh Tốt:

Vườn cây áp khí đúng phương pháp áp khí khoan lấy mủ Vườn Xanh Tốt sau 6 năm sử dụng:

Vườn cây áp khí cạo miệng nhỏ đúng phương pháp Vườn Xanh Tốt sau 5 năm sử dụng:

Phương pháp áp khí ethylene khai thác mủ cao su phải làm đúng cách theo phương pháp Vườn Xanh Tốt, thì mới có thể đạt được hiệu quả tốt và lâu dài. Một số đơn vị trên thị trường dùng những dòng túi có lượng khí lớn, lấy lượng mủ lớn đầu mùa nhằm thu hút và lôi kéo người sử dụng, những dòng túi lớn này rất khó điều tiết mủ cho vườn cây chỉ nên dùng cho thanh lý. Vì vậy rất nhiều nhà vườn sử dụng các loại túi không phù hợp, lấy lượng mủ lớn làm cho vườn cây suy tuyến mủ, không còn năng suất khi bước qua năm thứ 2 hoặc năm thứ 3, phải thanh lý vườn.

Vườn Xanh Tốt có rất nhiều loại bộ áp khí khác nhau với dung tích từ 45ml-200ml, phù hợp với các đối tượng vườn cây, giúp điều tiết được lượng mủ và lượng khí. Tránh tối đa hiện tượng dư khí, lão hóa tuyến mủ, giúp nhà vườn khai thác lâu dài và hiệu quả.

Các dòng túi không đẩy dung tích 45ml-70ml dùng để lấy mủ lâu dài:

Bộ áp khí túi nhún lỗ to nắp chóp inox thon cao 304
Bộ áp khí túi nhún lỗ to nắp chóp inox thon cao 304
Bộ áp khí túi nhôm 50ml nắp chóp lỗ vừa lấy mủ lâu dài
Bộ áp khí túi nhôm 50ml nắp chóp lỗ vừa lấy mủ lâu dài

Các dòng túi 200ml dùng cho thanh lý từ 1-3 năm:

Bộ túi nhôm 200ml nắp chóp lỗ xả van 1 chiều dành cho cây thanh lý
Bộ túi nhôm 200ml nắp chóp lỗ xả van 1 chiều dành cho cây thanh lý

Tại sao túi 200ml lại không thể khai thác lâu dài mà chỉ phục vụ cho cây thanh lý (3 tháng đến 3 năm) 🤔.

Thứ nhất:

– Như mọi người đã biết áp khí cũng là hình thức bôi miệng cạo. Khi thuốc bôi miệng cạo thẩm thấu vào tuyến mủ sẽ giải phóng khí ethylene và 2 loại axit (phản ứng trong hình phía dưới), ethylene chính là tác nhân để giúp mủ chảy dai hơn. Vì vậy khi dùng nồng độ thuốc cao trên 2.5 và bôi nhiều sẽ làm cây kiệt sức, giảm độ và hư tuyến mủ gây khô miệng.

– Thế nên liều lượng khí ethylene đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc khai thác mủ lâu dài. Từ công thức hóa học việc phản ứng với nước, chúng ta có thể tính ra 1 lần bôi miệng ethephone với nồng độ 2.5 tương đương với 60 ml khí. Từ đó tính ra liều lượng an toàn cho cây chỉ nên dưới 50ml khí, tùy độ tuổi cây.

– Vì vậy thể tích túi an toàn cho cây chỉ nên dưới 50ml để hạn chế việc lạm dụng khí gây ảnh hưởng tuyến mủ cũng như năng suất cây về lâu về daì. Điển hình những vườn áp dụng quy tắc chủ động giảm khí luôn duy trì sản lượng cao ở các năm sau và tuyến mủ không bị ảnh hưởng (có thể bung chút da cát mỏng do dày da).

– Theo thực tế thống kê, tỷ lệ vườn dùng túi 200ml trở lên để lấy mủ lâu dài thì bị giảm mủ và đến năm thứ 3 là thanh lý hoặc cạo miệng dài mới đủ sản lượng.

Thứ hai: nồng độ khí khi dùng túi thanh lý

– Như thực tế nhà vườn đã làm phương pháp áp khí, trong vườn cây có tỷ lệ cây đẩy khí khác nhau rất nhiều. Ví dụ sau khi bơm 1/3 túi thì sau 3 4 ngày, rất nhiều cây thấy túi căng lên do bị cây đẩy khí. Một phần cây thì hút xẹp túi khí.

– Chính vì vậy khi bơm 1 lượng khí định lượng phù hợp ( thường dưới 60ml) vào túi thì có cây đẩy khí quá nhiều vào túi (do thể tích túi quá lớn), dẫn đến nồng độ khí trong túi bị loãng đi nên thẩm thấu khí vào cây ít hơn rất nhiều so với cây đẩy khí ít. Dẫn đến sản lượng cây nhiều cây ít, sản lượng không đạt, mủ bị đông (do mủ cây cao độ dễ đông nhanh) nhà vườn lại tăng khí. Từ đó sẽ làm cho rối loạn mủ trong vườn, cây hút khí bị đuối sức. Và dẫn đến việc lạm dụng khí, vườn cây về lâu về dài bị suy tuyến mủ và bong da.

– Còn các loại túi 50ml và kết hợp tính năng không đẩy thì nồng độ khí luôn cao và ổn định, cây chỉ đẩy được lượng khí dư ít vào túi (do túi chỉ 50ml) và với thể tích nhỏ nên việc trao đổi khí luôn đạt hơn 95% đối với tất cả cây trong vườn. Từ đó giúp mủ ổn định, việc gia giảm khí dễ dàng hơn. Chúng ta có thể dễ dàng tiết chế lượng mủ hơn, chỉ một số ít cây nhỏ quá sức (cây nhỏ mủ chảy dai) thì bỏ một lượt bơm khí là được.

Dòng túi nhôm dành cho thanh lý dung tích 200ml-250ml:

Cách đây 10 – 20 năm, tại Thái Lan và ngay cả Việt Nam, người ta từng dùng ethylene với độ tinh khiết thấp 60%, và lẫn nhiều tạp khí do được chiết xuất từ đất đèn với giá rẻ (chỉ bằng 1/10 so với ethylene nguyên chất 99.95%)  thẩm thấu vào cây để kích thích mủ, thanh lý cây trong khoảng thời gian dưới 6 tháng.

Khí ethylene 60% này chứa rất nhiều tạp khí độc cho cây, và bơm quá nhiều khí với diện tích áp khí lớn không thay đổi vị trí, lấy lượng mủ mủ lớn liên tục thì chỉ sau 3 tháng cây sẽ bị ảnh hưởng, gây tình trạng giảm mủ hay gọi là khô cây.  Vì vậy hình ảnh của ethylene trong thời gian đó đã trở thành độc hại và tiêu cực.

Vì vậy xin khuyến cáo với bà con không nên xử dụng khí Ethylene không rõ nguồn gốc xuất xứ, điều đó gây nguy hiểm với cây. Công ty Vườn Xanh Tốt cung cấp khí gas Ethylene với độ tinh khiết 99.95% được nhập khẩu từ đối tác lớn, uy tin, hoàn  toàn không chứa các khí tạp chất có hại cho cây.

Hình ảnh phương pháp ốp khí ethylene RRIMFLOWtừ Malaysia

Bộ áp khí GAS TECH, hiện đang được các nông trường Việt Nam sử dụng dùng với cây thanh lý, hết miệng cạo.

8 năm gần đây, phương pháp khoan hay chọc lấy mủ bắt đầu phát triễn tại Thái Lan, dưới sự đầu tư và hỗ trợ của chính phủ. Hàng loạt dụng cụ thẩm thấu mủ với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi ra đời, kết hợp với dùng ống nhựa nhỏ đường kính lỗ trong 1.5ly giúp mủ chảy trong thời gian dài 10-14 tiếng liên tục. Nhờ mủ chảy ra rất chậm trong thời gian dài, và dừng chảy trong khoảng thời gian cụ thể mà cây không những không bị ảnh hưởng mà còn phát triễn tốt hơn, không bị mất da, và cho gỗ tốt sau này. Ngoài ra nhờ thời gian lấy mủ dài, người nông dân có thể chọt lấy mủ vào buổi chiều, và sáng đi trút mủ, công việc đơn giản và nhẹ nhàng hơn, không cần làm vào ban đêm.

Về phương pháp này, chính phủ Thái đã tài trợ cho các dự án về phương pháp khoan và bơm khí kích thích ethylene 99%. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng phương pháp áp khí kích thích (hormone) ethylene 99% cho 2 cách lấy mủ là chọt (khoan) chảy ống nhỏ giọt và cạo 1/6S theo D3 cho kết quả tốt nhất trong tất cả các phương pháp lấy mủ từ trước đến nay, kể cả cạo theo D2. Và không ảnh hưởng đến sự phát triễn của cây cao su.

Đây là báo cáo khoa học của đại học Songkla do nhà nước tài trợ kinh phí 2015-2016:

การเพิ่มประสิทธิภาพการกรีดยางพาราโดยใช้แก๊สเอทธิลีนภายใต้ความแปรปรวนของ

ภูมิอากาศในภาคใต้ของประเทศไทย

Enhancing the Rubber Tapping Efficiency Using Ethylene Stimulation

under Climate Variability in Southern Thailand

Tối ưu hóa khai thác mủ cao su bằng khí ethylene dưới các điều kiện thời tiết tại miền nam Thái Lan

Báo cáo khoa học khá dài, mình đang dịch từ từ nên các bạn vui lòng down về và xem theo link sau:

https://drive.google.com/file/d/1qHaFq8suGZhqAOle2Bb1FevxBDnebUdp/view

Cùng với bộ che mưa và lấy trực tiếp từ ống đến chén, phương pháp này còn giúp khai thác mủ đều đặn vào các ngày mưa, lượng mủ thu được  nhiều hơn 50% giúp tăng hơn gấp đôi năng suất mủ. Thu nhập nhiều hơn và thời gian hoàn vốn rất nhanh.

Điều đó lý giải tại sao, các quốc gia có thu nhập cao hơn gấp từ 2 đến 5 lần Việt Nam mà vẫn có thể khai thác cao su trong giai đoạn giá rẻ hiện nay. Đó chính là nhờ phương pháp này.

Về vấn đều phân bón cho cây khi áp dụng phương pháp này, để tăng lượng mủ lên 50% thì chúng ta cần tăng lượng phân, bón nhiều lần và trãi đều trong năm, và nhất là phải cung cấp đủ nước cho cây. Tốt nhất trong vườn cây, chúng ta nên trồng hoặc để cỏ phủ đầy để giúp đất tránh sói mòn và đồng thời giữ được độ ẩm và nước trong đất ở những ngày nắng. Ngoài ra cỏ còn tổng hợp đạm từ không khí và bổ xung dinh dưỡng cho đất.

Vấn đề chi phí thiết bị: hiện nay hàng nhập khẩu từ Thái Lan và Maylaysia chi phí vận chuyển khá đắt, nhất là vận chuyển gas, phải đóng kiện gỗ rất nặng, làm tăng chi phí rất nhiều. 1 bộ bơm khí chất lượng bán lẻ tại Thái có giá 30-50 baht ( 20.000 – 36.000), khi vận chuyển qua VN giá tăng tầm 25 – 41.000. Với giá như thế và chi phí đắt đỏ về gas cũng như vận chuyển gas đã tạo nên 1 lực cản rất lớn cho người nông dân để đầu tư.

Ngoài ra vấn đề lớn của phương pháp kích thích khí ethylene là làm cách nào khống chế được lượng mủ chảy ra ổn định, theo định mức, để không làm ảnh hưởng cây. Và Vườn Xanh Tốt đã tạo ra bơm định lượng để dễ dàng điều khiển được lượng mủ lấy ra bằng các tùy chỉnh lượng khí phù hợp, đảm bảo độ mủ không giảm để không vượt quá sức tạo mủ của cây.

Vì vậy sau khi khảo sát khả năng tài chính cũng như nhu cầu của người trồng cao su, Caomubangkhi.com đã quyết định sản xuất tại VN nhằm giảm thiểu tối đa chi phí, chủ động nhập khẩu gas từ nhà máy. Sau 3 tháng triển khai sản xuất,  Caomubangkhi.com đã giảm giá thành sản phẩm xuống gần 2.5 lần (sản phẩm giá rẻ chỉ còn 10.000 1 bộ, chi phí gas 1 lần bơm chỉ 50 đồng). Từ đó người dân dễ dàng tiếp cận hơn, gia tăng năng suất để có thể cạnh tranh với các nước xung quanh khu vực.

Sau đây là diễn giải chi tiết hơn về quá trình hình thành cũng như ứng dụng ethylene với cây cao su:

Phương pháp dùng khí Ethylene được giới thiệu trong ngành công nghiệp cao su từ những năm đầu 1990, và được áp dụng rộng rãi vì hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí. Phương pháp này dựa vào cách ứng chế sự đông mủ vết thương ở bề mặt vết cắt. Nó giúp kéo dài thời gian chảy mủ và tăng sản lượng cao su thu hoạch. Ngoài ra nó còn kết hợp với cách khoan lấy mủ, giúp người lấy mủ có thể làm việc vào ban ngày, đơn giản hóa lao động, không cần bất cứ kinh nghiệm nào, tận dụng được mọi lao động nhàn rỗi trong cộng đồng.

Từ đầu những năm 2000, các nông trường Việt Nam bắt đầu chuyển giao công nghệ RF (RIMFLOW) và GT (GAS TECH) từ Malaysia. Tuy nhiên với chi phí đầu tư cao, cộng với lấy mủ quá nhiều không kiểm soát đã khiến nhiều cây kiệt mủ. Vì thế đến nay nông trường chỉ dùng phương pháp này để kích thích mủ dành cho cây thanh lý.

Nguyên lý và Phương pháp :

Điểm chính yếu của phương pháp này là hấp thụ khí Ethylene vào cây thông qua ống tiêm cắm vào lớp da cây. Sau đó có thể kết hợp nhiều phương pháp lấy mủ như: khoan lỗ lấy mủ từ ống nhựa theo  nhịp độ 1 ngày lấy 2 ngày nghĩ, hoặc theo cách cạo truyền thống với vết cạo nhỏ  từ 5cm đến 10cm (1/4S đến 1/8S) theo nhịp độ cạo D3, D4. Sau khi tiêm khí, cây sẽ cho mủ liên tục 9 ngày, cho số lượng mủ lớn, giúp giảm công đi thu mủ.

Ngoài ra nếu dùng cách thu mủ  bằng ống và có máng che chén thì sẽ thu hoạch liên tục trong mùa mưa, ở mọi điều kiện thời tiết, giảm chi phí che chắn, giữ năng suất lao động công nhân (trời mưa vẫn đi thu hoạch mủ và tiêm khí vào bình chứa).

Phương pháp lấy mủ này kết hợp với liệu trình lấy mủ hợp lý giúp cây giữ được lớp da cây, cây sinh trưởng tốt, ít bệnh và năng suất mủ tăng, kéo dài thời gian khai thác hơn cách truyền thống nhiều năm, gia tăng tuổi thọ cây cao su từ 50-60 năm.

Quá trình phát triển của phương pháp khích thích khí ethylene và khoan lấy mủ:

Như chúng ta đã biết, con người đã biết khai thác mủ cao su và ứng dụng vào cuộc sống từ hàng trăm năm trước. Trong quá trình khai thác mủ, dựa vào kinh nghiệm kết hợp tìm tòi khám phá mà chúng ta đã có những bước tiến trong việc cải thiện chất lượng và số lượng mủ, theo trình tự thời gian như sau:

– Năm 1912:  Camerun phát hiện ra rằng hỗn hợp dưa chuột và đất sét giúp tăng sản lượng cao su.

– Năm 1951:  Tixier phát hiện ra rằng vàng hoặc CuSo4 chôn cạnh gốc, làm tăng sản lượng cao su trong 3 tháng,  và GW Chapman thấy rằng dầu cọ pha trộn 2,4-D quét miệng sẽ làm tăng sản lượng mủ.  

– Năm 1961:  nhận thấy rằng Ethylene Oxide giúp gia tăng lượng mủ.

– Năm 1964:  nhà khoa học Nga đã tạo được Ethephon từ Ethane, và nó có thể làm tăng lượng mủ. 

– Công ty Union Carbide năm 1965 Sản xuất Ethephon với mục đích thương mại, còn gọi là Ethrel. 

– Năm 1968,  Bonner thử nghiệm lớp phủ nhựa. Với sự có mặt của khí ethylene, sản lượng mủ đã tăng đáng kể. 

– 1994: Các phương pháp bơm trực tiếp khí Ethylen vào cây đã được thử nghiệm ở nhiều nơi.

– Và được áp dụng từ năm 2000, thí điểm nhiều ở Malaysia, tại Thái Lan từ năm 2012 và ứng dụng rộng rãi cho đến nay.

 Năm 2008, các nông trường tại Việt Nam bắt đầu chuyển giao công nghệ từ Malaysia, và đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên thời điểm này giá thành sản phẩm khá cao, chi phí chuyển giao lớn nên không áp dụng vào đại trà. Sau đâu là kết quả thực nghiệm phương pháp tiêm ethylene do Phạm Thị Xét nghiên cứu ứng dụng:

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu“ Nghiên cứu ứng dụng kích thích mủ bằng khí gas Ethylen (RRIMFLOW, GASTECH) nhằm tăng sản lượng mủ trên giống GT1 ở vùng đất xám của nông trường cao su An Lập thuộc Cty cao su Dầu Tiếng”.

Hội đồng hướng dẫn:

Thạc sĩ: Trần Văn Lợt

Thí nghiệm được tiến hành tại tổ 10, lô 66 và lô 38 của nông trường An Lập thuộc Cty Cao Su Dầu Tiếng. Mục tiêu thí nghiệm đánh giá khả năng đáp ứng kích thích bằng khí gas Ethylene (GT và RF) với nhịp độ bơm khí cách 10 ngày bơm khí một lần (d/10) và thuốc kích thích Ethephone 2,5 %, trên dòng vô tính GT1, tuổi cạo thứ 14. Thời gian thực hiện từ ngày 1/9/2009 – 30/12/2009. Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ (RCBD) với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.

Nghiệm thức I: 1/2S↓ + 1/4S↑ d/3 ET 2,5%.Pa (4Y) (đối chứng)

Nghiệm thức II: 1/2S↓ + 1/4S↑ d/3 GT (d/10)

Nghiệm thức III: 1/2S↓ + 1/4S↑ d/3 RF (d/10)

Thí nghiệm được tiến hành quan trắc từ tháng 09/2009 đến tháng 12/2009 với các chỉ tiêu theo dõi: năng suất, DRC, khô miệng cạo, hao dăm, lượng toán hiệu quả kinh tế

Qua thời gian theo dõi thí nghiệm (từ ngày 1/9/2009 – 30/12/2009) chúng tôi thu được một số kết quả sau:

Về sản lượng

Nghiệm thức II có sản lượng g/c/c trung bình là 56,75 g/c/c và sản lượng cộng dồn 4 tháng là 756 kg/ha/4 tháng, cao hơn 8,57% so với nghiệm thức I (530 kg/ha/4 tháng).

Nghiệm thức III có sản lượng g/c/c trung bình cao nhất là 75,05 g/c/c và sản lượng cộng dồn 4 tháng là 920 kg/ha/4 tháng, cao hơn 43,58% so với nghiệm thức I (530 kg/ha/4 tháng).

Các chế độ cạo có áp dụng công nghệ RF và GT có tỷ lệ mủ tạp cao hơn so với đối chứng (vì thời gian chảy mủ có kích thích RF và GT kéo dài trong nhiều giờ)

Hàm lượng DRC

Hàm lượng cao su khô (DRC%) của tất cả các nghiệm thức áp dụng RF và GT đều thấp hơn đối chứng, giảm dần từ NT II, NT III

Hao dăm

Hao dăm phải cạo đúng yêu cầu kỹ thuật thì mới cho sản lượng mủ cao. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy các chế độ cạo áp dụng RF và GT có độ hao dăm xấp xỉ với chế độ cạo đối chứng và không vượt quá quy định của công ty.

Khô miệng cạo

Vì thời gian theo dõi thí nghiệm ngắn nên chưa thấy xuất hiện khô miệng cạo nhiều.

Hàm lượng chất khô (TSC)

Hàm lượng chất khô tổng số TSC trong mủ chứa hơn 90% cao su. Cho thấy sau kích thích hàm lượng TSC các nghiệm thức giảm thấp hơn so với trước kích thích.

Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế

Chế độ cạo 1/2S↓ + 1/4S↑ d/3 GT (d/10) có hiệu quả kinh tế vượt đối chứng 45,8% (lời so với nghiệm thức đối chứng 19.879,540 đồng)

Chế độ cạo 1/2S↓ + 1/4S↑ d/3 GT (d/10) có hiệu quả kinh tế vượt đối chứng 45,8% (lời so với nghiệm thức đối chứng 19.879,540 đồng)

Từ những kết quả ghi nhận được cho thấy việc áp dụng công nghệ RF và GT trên miệng cạo úp dòng vô tính GT1 đáp ứng năng suất tốt, kéo dài thời gian khai thác, tăng lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh tế cao và cần tiếp tục theo dõi trong một thời gian dài để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất về hiệu quả của công nghệ khai thác RRIMFLOW và GASTECH.

Sau đây là các bài báo giới thiệu thành quả nghiên cứu của phương pháp cạo mủ bằng khí Ethylene tại Malaysia: 

Hơn 20 năm trước từ Malaysia, Tiến sĩ Sivaratana, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triễn cao su Malaysia, hay RRIM (nay là Viện nghiên cứu cao su của Malaysia),đã thử nghiệm và áp dụng thành công cho cây 15 tuổi, giúp cây cho mủ nhiều hơn.

Ông Phanat Prakarn, chuyên gia kỹ thuật Trung tâm Nghiên cứu Cao su Surat Thani công bố: công nghệ này là nhằm gia tăng hocmon ethylene trong cấu trúc cây cao su  bằng cách lắp đặt thiết bị bổ xung khí với cây cao su từ 15 tuổi trở lên.

Sau khi lắp đặt, ethylene được bơm vào túi khí theo đường ống thông qua van với liều lượng 0.02g / cây (tương đương với 20ml khí), sau đó hormone ethylene sẽ chạy qua nắp ốp và thấm vào lớp vỏ cao su. Mỗi lần bơm sẽ giúp cây tăng nội tiết tố ethylene từ 7 đến 10 ngày, và sẽ lấy mủ tầm 3 ngày (mỗi lần lấy cách nhau 2 ngày)  

Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các khu vực nguy hiểm, đặc biệt ở ba tỉnh biên giới phía Nam.

                       Trồng cao su sử dụng công nghệ này, ngoài việc tăng sản lượng còn giúp cho cây cao su ít bị tổn thương nhất. Bởi vì vết ngắn chỉ 4 inch (bình thường 8-12 inch) với cách cạo và chỉ 1 lỗ nhỏ với cách khoan đút ống.  Vì vậy vòng đời của cây kéo dài từ 50 đến 60 năm (tuy nhiên từ năm thứ 25 nên giảm sản lượng mủ lại). Và phương pháp khoan (hay đâm) phải theo mặt cắt của mạch mủ cao su (45 độ).

                         Đối với Thái Lan, công nghệ này đã được thử nghiệm từ 11 năm trước. Lần thử nghiệm đầu tiên tại Chang Klang, Nakhon Si Thammarat. Chính phủ đã hỗ trợ ngân sách cho quỹ trồng cao su trong năm 2009 để đào tạo và chứng minh việc sử dụng công nghệ này tại ba tỉnh biên giới phía Nam. Giảm rủi ro trong các khu vực nguy hiểm. Công nghệ này có thể khoăn hay cắt cao su vào ban ngày, 1 ngày khoan cắt và 2 ngày nghĩ.

                         Tiến sĩ Sivarat Kumaran, Cựu Giám đốc viện nghiên cứu của Malaysia cho biết: công nghệ này được thử nghiệm lần đầu ở cao su 20 tuổi và sau đó được sử dụng trên cao su 15 tuổi,  gần đây đã áp dụng cho  cây 12 tuổi.  Và phương pháp này đã giải quyết được tình trạng khan hiếm lao động ỏ Malaysia. Sau khi ông thành công trong việc phát triển các công nghệ mới này tại viện nghiên cứu cao su Malaysia, và chứng minh nó hoàn toàn vô hại với cây cao su, ông đã từ chức để làm kinh doanh về thiết bị cạo mủ bằng ga ethylene.

                         Kết quả thử nghiệm của  đồn điền cao su trên 70 ha, ban đầu trung bình cây cho mủ 400 ml  và sau khi thử nghiệm 9 tháng , sản lượng đạt 1.000 ml trên 1 cây, với thời gian khai thác từ 4 giờ chiều trở đi. Tính trung bình  1.000 cây cao su cho năng suất một tấn mủ mỗi ngày và đồng thời công lao động được cắt giảm đáng kể.

Công nghệ Hormon là công nghệ nghiên cứu và phát triển của Trung tâm nghiên cứu cao su Malaysia,  còn được gọi là  Viện Nghiên cứu Cao su của Malaysia (RRIM)  hoặc MRB  của Tiến sĩ Sivarat Kumaran, đã trải qua hơn 10 năm trong các thử nghiệm thực nghiệm đảm bảo tăng năng suất của cây cao su, bên cạnh đó nó không gây hại mà còn giúp cây tăng tuổi thọ.

viVietnamese
All in one
LIÊN HỆ
Scroll to Top