Hướng dẫn khoan lấy mủ bằng phương pháp bơm khí kích thích ethylene

Để thực hiện việc khoan lấy mủ chúng ta cần các thành phần sau:

  

 

 

  • Bộ áp khí cho cây: bao gồm 1 nắp áp khí, đồ chứa khí, van.
  • Dụng cụ đóng nắp áp khí vào thân cây: cạo da me, búa, đồ đóng nắp áp khí
  • Dụng cụ bơm khí: bao gồm bình gas gắn với van điều áp cùng bộ bơm khí tự động.

 

Và cần thực hiện 3 thao tác sau:

 

Thao tác lắp bộ áp khí vào thân cây:

  • Chọn chổ vỏ cây bằng phẳng và cạo bớt vỏ cho đến khi đụng lớp da xanh.
  • Lắp nắp chóp và đồ đóng nắp áp khí và dùng búa gõ đều sao cho nắp lún đều vào thân tầm 2-3mm

 

 

Thao tác bơm khí: có thể làm bất cứ thời điểm nào trong ngày (hạn chế làm lúc trời mưa, do nước nào van làm đóng không chặt)

  • Mở van nhựa, áp đầu bơm và bơm lượng khí phù hợp.
  • Sau đó đóng van lại.

 

Thao tác lấy mủ: các bạn có thể lấy mủ bằng cách khoan đặt ống, hoặc cạo miệng nhỏ 1/8s. Nên tránh thực hiện lúc trời nóng. Tốt nhất nên khoan từ 3 giờ chiều, mủ sẽ chảy từ từ suốt đêm đến sáng là trút.

  • Khoan hoặc chọt vào các vị trí phù hợp trong bảng hướng dẫn vị trí lấy mủ (phía dưới)
  • Khi khoan hơi xéo với thân cây theo trục đứng với thân cây và hơi hướng xuống mặt đất, hướng khoan từ phải qua trái.
  • Đặt ống vào lỗ sao cho ống không rớt, không được sâu quá.

 

Hướng dẫn lịch bơm khí và lấy mủ như hình:

1 tháng (27 ngày) ta có 3 lần bơm khí và 9 lần lấy mủ giống như D3.

 

Vị trí lấy mủ ta khoan như hình sau:

Sau 27 ngày ta lắp lại bộ áp khí ở vị trí khác sao cho vị trí mới cách vị trí cũ 20-25 cm theo chiều hơi xéo xuống.

Cách điều chỉnh lượng mủ lấy được: dựa vào việc quan sát thử nghiệm lượng khí dùng cho cây mà ta có thể biết được lượng khí cần thiết để lấy mủ không quá quy định. Bơm nhiều khí thì mủ ra lâu hơn, bơm ít khí thì mủ sẽ ra ít hơn.

Ngoài ra chúng ta còn có thể điều chỉnh bằng cách điều chỉnh độ xéo, độ nông sâu khi khoan để mủ ra nhiều hay ít.

 

Quy trình lấy mủ:

  • Đối với cây từ 6-9 tuổi: tháng đầu tiên không lấy nhiều hơn phương pháp truyền thống (so sánh cùng thời điểm  năm trước) 10%, tháng thứ 2 <120%, tháng thứ 3< 130%, tháng thứ 4 <140%, tháng thứ 5 < 150%, tháng thứ sáu , 7 ,8 9, 10 <=60%.

 

  • Đối với cây từ 9-12 tuổi: tháng đầu tiên không lấy nhiều hơn phương pháp truyền thống 15%, tháng thứ 2 <130%, tháng thứ 3< 140%, tháng thứ 4 <150%, tháng thứ 5 < 160%, tháng thứ sáu , 7 ,8 9, 10 <=180%.

 

  • Đối với cây từ 12 tuổi trở lên: tháng đầu tiên không lấy nhiều hơn phương pháp truyền thống 10%, tháng thứ 2 <120%, tháng thứ 3< 140%, tháng thứ 4 <160%, tháng thứ 5 < 180%, tháng thứ sáu , 7 ,8 9, 10 <=200%.

 

Riêng đối với cây vừa áp dụng phương pháp áp khí khoan lấy mủ, thì tháng đầu tiên mủ vàng đặc dễ gây tắc ống, thế nên sau 3 – 4 lần khoan thì mới cho ra mủ trắng ổn định. Và lần lấy mủ thứ 3 sau khi bơm khí sẽ không ra mủ nhiều như 2 lần trước. Để cây nhanh ra mủ ta có thể áp dụng 1 lần bơm 2 lần cạo, từ tháng thứ 2 cây sẽ cho mủ đồng đều ở 3 lần lấy mủ.

 

 

 

Nếu cạo lấy mủ ta cạo miệng nhỏ 1/4S đến 1/8S và gắn vị trí nắp áp khí theo hướng dẫn sau:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LIÊN HỆ TƯ VẤN

viVietnamese
All in one
LIÊN HỆ
Scroll to Top